Chuyến xe bus số 13
Đại tiên có nói, tối hôm đó tôi đưa Thang Nghiêu về thoát chết là do có con chó đen này đi theo. Hiện giờ nhìn thấy nó, ít nhiều tôi càng có thiện cảm.
Con chó rất thông minh, giống như cũng nhận ra tôi, nó phe phẩy cái đuôi rồi lại hướng về phía tôi kêu mấy tiếng. Con chó này được chủ nhân phái đi cứu mình, mà chó này lại trong nhà Thang Nghiêu, chẳng lẽ đêm đó sau khi được tôi đưa về nhà, cô ấy biết tôi gặp nguy hiểm nên cố ý sai con cho đi theo bảo vệ?
Đang ngó nhìn qua ô cửa sổ tường bao thì chẳng biết Thang Nghiêu đã chuẩn bị xong từ lúc nào, đứng ngay phía sau gọi tôi. Cả hai nói đi là đi, sáng sớm, nhiều người còn chưa ngủ dậy đã rảo bước leo lên núi.
Đương nhiên là đi leo núi cùng Thang Nghiêu có mục đích riêng, dọc đường đi, tôi tìm mọi cách để đề cập đế vụ tai nạn 10 năm trước. Cô ta cũng là người thích buôn chuyện, tôi chỉ cần gợi mở thôi, đảm bảo cô ta sẽ tiếp lời.
Trên đường đi tới chân núi, có qua một cái giếng cổ ở đầu thôn. Cái giếng này tôi có ấn tượng lần đầu đến Hổ Yêu Sơn tôi đã để ý thấy nó. Lúc đó tôi với tiểu Lục định đến gần ngó xem thì bị một thanh niên gọi lại. Theo lão Lưu nói, cái giếng này rất ghê gớm, toàn bộ người trong giới ở Đông Bắc đều không xử lý nổi.
Cái giếng cổ lộ rõ vẻ tàn phá theo thời gian, thấy tôi để ý đến nó, Thang Nghiêu cũng chậm bước lại, liếc nhìn nói: “Anh thử đoán xem cái giếng này tồn tại ở thôn tôi bao nhiêu năm rồi?”
Tôi cẩn thận đánh giá gách đá trên thành giếng: “Hiện nay nông thôn đều dùng nước máy hết rồi. Lúc còn nhỏ, thôn tôi cũng dùng cái giếng bơm tay như này. Đá làm thành giếng được dùng ở thời xưa, hẳn phải từ đời ông cố nội tôi. Cái giếng này được 100 năm chưa?”
Nghe tôi phân tích, Thang Nghiêu lắc đầu: “Cái giếng này phải hơn trăm năm nhiều!”
Nói đoạn, cô ta chỉ tay bảo tôi tiếp tục lên đường. Vừa đi tôi vừa hỏi: “Cái giếng này rất bất thường phải không?”
Thang Nghiêu cười: “Cái giếng này có một truyền thuyết đáng sợ lắm, anh muốn nghe?”
“Có, cô nói xem!”
Thang Nghiêu phì cười: “Anh này nhát gan mà tính tò mò lại cao, được, để tôi kể cho anh nghe.”
Cô ta tỏ ra là một người am hiểu, hắng giọng hai tiếng, chậm rãi nói: “Chiếc giếng này từ đời cụ cố nhà tôi đã tồn tại, lúc ấy nó là cái giếng duy nhất trong thôn. Tất cả mọi người đều ăn nước ở đây, mà ngày ấy thôn chưa gọi là Hổ Yêu Sơn, ai cũng họ Lưu nên được gọi là Lưu gia thôn.”
Lưu gia thôn? Thực tế thì đến giờ, vẫn vó vài thôn làng dưới nông thôn đặt tên theo họ người dân. Tôi hỏi: “Chắc lúc đó người trong thôn không kết hôn với họ khác?”
“Cũng không phải. Có một nhà cưới nữ nhân họ Triệu về, cô gái này rất xinh đẹp, cũng rất hay lam hay làm, người nhà rất yêu quý, đối xử với cô ấy thật tốt. Sau này cô ta mang thai, hạ sinh một thằng bé bụ bẫm, trong thôn thời ấy trọng nam khinh nữ, thấy con đầu lòng là nam thì vui mừng khôn xiết.”
Tôi sốt ruột: “Chuyện đó liên quan gì đến cái giếng?”
Thang Nghiêu lườm tôi, nói: “Anh cứ nghe cho hết đã. Trẻ con bình thường, hơn 1 tuổi là biết đi biết nói, nhưng con cô ấy sinh ra, đến 5 tuổi vẫn đặt đâu nằm đó, không nói được gì. Nếu xét theo y học hiện đại, có thể gọi là bị thiểu năng trí tuệ. Thấy con cháu mình như vậy, nhà đó liền lộ rõ mặt xấu xa, họ cho rằng cô gái họ Triệu không biết sinh con, bắt cô làm việc nặng, đến cơm cũng chẳng cho ăn, còn lấy xích sắt trói lại.”
Chuyện xưa kể đến đây tôi đã phần nào đoán được cái kết, nhưng không ngắt lời Thang Nghiêu, chỉ im lặng tiếp tục nghe.
“Cô gái khốn khổ không chịu nổi, liền ôm con nhảy giếng tự tử. Đáng hận chính là, sau khi cô ấy nhảy giếng, nhà đó không đi tìm, cũng chẳng thèm hỏi đến. Sau có thôn dân múc nước thấy ít tơ máu, nhưng cũng không để ý, mãi đến khi xác hai mẹ con bốc mùi dưới giếng, mọi người trong thôn mới biết!”
Tuy đoán được cái kết của câu chuyện, nhưng tôi không nghĩ quá trình nó lại như vậy. Hai mẹ con chết dưới giếng, người trong thôn hàng ngày uống nước, uống cả nước dính tơ máu, nghĩ tới thật khiến người ta khó chịu…
“Sau đó thì sao?”
“Sau đó thì chuyện lạ bắt đầu xảy ra. Thường có người ban đêm đi qua cái giếng dẽ nghe tiếng khóc, còn có người nhìn thấy bóng phụ nữ xõa tóc ôm con trên thành giếng, sợ hãi chạy về nhà, mấy hôm sau thì phát điên!”
Hai chúng tôi rẽ vào đường núi nhỏ, tôi giơ tay bẻ vài cành cây dại chắn đường, bảo Thang Nghiêu qua trước, hỏi: “Thế cuối cùng thì sao, không có thầy âm dương nào đến xử lý à?”
“Có một tiên sinh người ngoài thôn tới, ông ta đến bên cạnh cái giếng xem xét gì đó, rồi chẳng nói chẳng rằng xoay người bỏ đi. Ông ta đi khỏi không bao lâu thì chồng cô gái kia đột nhiên bị bại liệt, mẹ chồng cũng mắc căn bệnh lạ, khiến mắt mũi miệng méo xệch!”
Tôi thắc mắc: “Sao tiên sinh kia chỉ nhìn một cái rồi đi?”
Thang Nghiêu không đáp lời tôi, nói tiếp: “Sau khi cả nhà người chồng bị báo ứng, tiên sinh đó mới quay lại. Ông ta dùng đạo thuật gì đó phong ấn miệng giếng, người trong thôn ai cũng sợ chết khiếp nên dọn đi nơi khác hết, chỉ còn lại người chồng bại liệt, và hai ông bà già méo miệng ở lại trông nom cái giếng. Sau đó nghe nói cả ba chết bất đắc kỳ tử trong phòng, không ai chôn cất!”
Đang nghe nhập tâm, chợt Thang Nghiêu liếc tôi, nói: “Tiên sinh kia tới lần đầu mà không ra tay, chính là chờ báo ứng đổ xuống đầu nhà người chồng. Nhưng vì ma nữ làm hại cả thôn dân vô tội nên đã phong ấn cô ta dưới giếng khiến cô ấy vĩnh viễn không siêu sinh. Đây cũng là lý do các đời trưởng thôn đều không cho ai lại gần xem.”
Nghe xong toàn bộ câu chuyện, tôi thở dài quay đầu nhìn xuống dưới chân núi, không khỏi bần thần. Một lúc sau, tôi hỏi: “Thang Nghiêu, cô có tin trên đời này có nhân quả báo ứng không?”
Chắc từ bé đã được nghe câu chuyện này, Thang Nghiêu không bị chi phối cảm xúc, cười đáp: “Tôi tin chứ, nhất định là có!”
Vô thức chúng tôi đã trèo lên đến sườn núi, giờ xung quanh chỉ còn hai người, thời cơ chín muồi, tôi nghiêm túc hỏi: “Thang Nghiêu, từ câu chuyện này cô rút ra được bài học gì?”
Vốn tưởng cô ta sẽ nói là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, ai dè Thang Nghiêu chau mày suy nghĩ rồi đáp: “Bài học rút ra đó là, trước khi lấy chồng phải suy nghĩ cho kỹ!”
Cái này… thật tầm thường. Tôi bất đắc dĩ, không vòng vo nữa, nói: “Nhân quả báo ứng, điều này chắc chắn tồn tại. Ví như vụ tai nạn xe mười năm trước ở đập chứa nước, cô tin tay tài xế không chết thật chứ?”
Đứng giữa sườn núi, không khí trong lành, cỏ cây hoa lá, xem ra tâm trạng Thang Nghiêu khá tốt, nhìn trái nhìn phải, hững hờ đáp: “Không biết, dù sao thì nghe nói là không chết!”
Vẫn còn giả vờ!
“Thang Nghiêu, cô nói xem, vì sao tay tài xế kia bỏ trốn mà không trả lại công bằng cho hành khách?”
Thang Nghiêu hít một hơi gió núi, nói: “Dợ chứ sao. Lúc mới xảy ra chuyện, người trong thôn đâm đơn kiện nhiều lắm, nhưng đều vô dụng.”
Tôi cố ý dẫn dắt: “Lúc đó vì không gặp cơ hội thôi. Giờ nếu có chứng cứ, theo cô nhân chứng có nên đứng ra không?”
Thang Nghiêu sửng sốt, quay đầu nhìn tôi: “Anh cứ một hai câu lại nhắc đến vụ tai nạn xe, tôi thấy không phải anh đến thôn để tảo mộ trưởng thôn đúng không?”
Đã đến nước này, tôi liền chuẩn bị ngả bài với cô ta, bất chợt có tiếng chó sủa, một con chó săn toàn thân đen nháy chạy từ dưới chân núi lên. Đúng là con chó đã cứu mạng mình, nó có vẻ rất thân thiết với Thang Nghiêu, xoay quanh hai vòng, sau đó lại chạy sang chỗ tôi vẫy đuôi mừng. Thấy con chó, Thang Nghiêu khá mất tự nhiên, xoa đầu nó, nói: “Tôi phải về nhà rồi, đừng đi lên phía trên nữa.”
Có vẻ cô ta rất sốt ruột, tại sao vừa thấy con chó thì phải về nhà, nó mang tin gì tới ư? Tôi tò mò hỏi: “Thang Nghiêu, cái đêm tôi đưa cô về nhà, con chó này đi theo tôi. Đại tiên cũng nói không có nó thì đêm đó tôi đã chết. Hóa ra là chó nhà cô à?”
Hai chúng tôi xoay người đi xuống núi, Thang Nghiêu chỉ về phía trước, con chó như hiểu ý, tung tăng chạy trước dẫn đường.
“Là nhà tôi nuôi, phòng trẻ con trong thôn sợ hãi nên ban ngày ít khi thả ra!”
Nhìn con chó đi xa, Thang Nghiêu không còn vẻ nhẹ nhàng ban nãy nữa, hình như càng ngày càng sốt ruột, hỏi gì cô ta cũng không nói, cuối cùng còn cất bước đi như chạy.
Cả một đường xuống núi, bao nhiêu câu muốn hỏi đều không nói được, cô ta và con chó đã đi cách tôi khá xa. Có điều không quan trọng, hôm nay không thành công thì ngày mai nói, tôi có tự tin thuyết phục được cô ta.
Quay về nhà cố trưởng thôn ăn trưa, vợ Chu gia đang thu dọn đồ đạc trong phòng. Sáng nay chị ấy đi tìm Mỹ Linh, đại tiên nói chuyện Thái Tuế đã qua, ngày mai hai mẹ con có thể dọn về nhà.
Vợ Chu gia vừa gấp quần áo vừa nói chuyện với tôi.
“Cậu này, tôi thấy quan hệ của cậu với con bé Thang Nghiêu khá tốt, có phải hai người là đối tượng của nhau?”
Tôi bật cười: “Không phải không phải, tôi có đối tượng trong thành phố rồi. Hơn nữa, chắc cô ấy cũng có ý trung nhân trong thôn rồi chứ?”
Vợ Chu gia ngẩng đầu nhìn tôi: “Con bé có đối tượng trong thôn? Nhà ai mà xui xẻo vậy?”
Tôi cười: “Thôn các chị, tôi nào biết. Có điều nghe cô ấy nói là lần này về nước thăm thì phát hiện bạn trai mình đã chết. Tôi không tiện hỏi, đại tỷ, chị có biết cậu ấy sao lại chết không?”
Vợ Chu gia bỏ cái áo trong tay xuống, không nhịn được cười: “Ai da, nói tào lao gì vậy, trong thôn tôi năm nay làm gì có ai chết. Con nha đầu điên này thấy bản thân chả ai thèm, còn tự bịa ra đối tượng cho mình à!”
Vợ Chu gia càng nói càng cười, cười đến gập cả bụng. Tôi nghi hoặc hỏi: “Đại tỷ, cô ấy không có đối tượng trong thôn thật à? Chẳng phải cô ấy nói, đó là thanh mai trúc mã lớn lên cùng nhau ư?”
Vợ Chu gia xua tay lia lịa: “Không có không có. Nhà con bé có tiền, nào ai dám đặt vấn đề quan hệ. Từ bé nó cũng chỉ chơi với đám trẻ gái, không có thằng cu nào, tôi biết rõ mà!”
Thang Nghiêu lừa mình!
Chuyện cô ta đến đập chứa nước tự sát, được tôi cứu, rồi kể lại lý do đều là nói dối! Nếu không vì viêck này thì nửa đêm cô ta tới đó tự sát làm gì? Tại sao lại phải nói dối?
Lẽ nài tự sát cũng là giả?
Thang Nghiêu là nhân chứng quan trọng trong vụ tai nạn xe, tôi cảm giác ớn lạnh, hỏi: “Đại tỷ, cái hôm xảy ra vụ tai nạn, Thang Nghiêu ở đâu chị có biết không?”
Vợ Chu gia trả lời không chút nghĩ ngợi: “Đợt đó cả nhà họ ra nước ngoài chơi, không ai ở nhà!”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Chuyến xe bus số 13 |
Tác giả | Chưa xác định |
Phân loại | Chuyện XXX, Dâm thư Trung Quốc, Truyện dịch, Truyện sex dài tập |
Ngày cập nhật | 06-01-2024 13:17:35 |